Đến Bình Định trải nghiệm trekking và chơi thác tại rừng già An Lão

Thời gian gần đây các loại hình du lịch trekking hay hiking rất được mọi người ưa chuộng. Có lẽ là do sự thú vị từ tính mạo hiểm của nó. Trekking lại càng có thể làm tăng sự kích thích hơn với những cung đường hoàn toàn mới, hoàn toàn hoang sơ khi chưa được ai khai phá. Một chuyến trekking trong rừng đi kèm với cảnh thác nước cực đẹp ắt hẳn sẽ lôi cuốn được bất cứ ai yêu thích loại hình du lịch này. Và chắc hẳn chuyến đi đến rừng già An Lão ở Bình Định với thác Giáng Tiên sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy cùng chúng tôi đi khám phá chuyến du lịch trekking này nhé.

Du lịch trekking rừng già An Lão ở Bình Định rất được yêu thích

Trekking là một hoạt động du lịch dã ngoại mà những người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài/đi bộ leo núi nhiều ngày. Băng qua những cung đường với đủ loại địa hình để đến với những khu vực xa xôi. Phần lớn là những vùng đồi núi, nơi tương tác nhiều với thế giới tự nhiên. Khác với những loại hình du lịch thông thường. Trekking chỉ có một phương tiện di chuyển duy nhất là đôi chân bạn.

Chuyến trekking rừng già An Lão, tắm thác Giáng Tiên (huyện An Lão) sẽ đưa bạn đến với một Bình Định thật hoang sơ và yên bình.

Chia sẻ của các trekker

Cuối tháng 5 nắng nóng, anh Trần Văn Bé (1991) cùng nhóm bạn 5 người có chuyến trekking và tắm thác tại một khu rừng già ở xã An Quang, huyện miền núi An Lão cách TP Quy Nhơn hơn 110 km.

Cung đường trekking rừng An Lão

Anh Bé kể: “Rời xa cái nóng râm ran da thịt trong những ngày hè oi ả. Chúng tôi tìm về mẹ thiên nhiên để được thanh lọc cơ thể lẫn tinh thần. Chuyến đi lần này là thác Giáng Tiên nằm ở làng An Hậu của người H’re thuộc xã An Quang”.

Nếu xuất phát từ chợ Xuân Phong Nam, xã An Hòa bạn phải vượt 15 km đường đèo bằng xe máy. Rồi dừng chân dưới chân cổng trời An Hậu, nơi đất trời giao thoa nhau qua những đám mây. Gửi xe lại đây, mọi người tiếp tục hành trình với 3,5 km trekking. Qua những thửa ruộng bậc thang của người H’re đang mùa gieo mạ xanh ươm. Chặng đường đi bộ không dài, bạn còn được ngắm những căn nhà gỗ nhỏ nhắn, gọn gàng. Nằm nên thơ giữa các thửa ruộng bậc thang. Đó chính là nơi nghỉ ngơi uống nước trong những ngày lao động vất vả.

Những con đường mòn nhỏ nằm vắt vẻo giữa lưng chừng núi. Dọc theo con suối nước trong vắt, mát lạnh đã đưa cả nhóm đến với thác Giáng Tiên hùng vĩ và kiêu sa.

Thác Giáng Tiên điểm dừng chân cho một chặng đường dài

Ngọn thác làm cho ai cũng phải ngạc nhiên vì độ cao ước tính 40 m. Trải dài từ đỉnh núi đến chân và uốn lượn những đường cong mềm mại. Hệt như một dải lụa trắng nằm giữa màu xanh bạt ngàn của rừng già. Điểm đặc biệt nữa là dưới chân thác có một cây lội cổ thụ. Đứng một mình sừng sững giữa những tảng đá khổng lồ đối diện dòng thác. Không chỉ là điểm check-in cho người thích chụp ảnh. Cây lội cổ thụ còn được người H’re dựng thêm một xích đu bằng dây rừng rất chắc để ngồi nghỉ chân.

Nghỉ chân dưới dòng thác

Sau những giờ phút được hòa mình vào dòng nước mát lạnh, vui đùa và tắm thác. Nhóm anh Bé quyết định ở lại dựng trại, nấu nướng. Buổi chiều đó, nhóm ra tảng đá dưới chân thác vừa thưởng thức thịt nướng giữa rừng. Vừa được ngắm và lắng nghe tiếng thác đổ liên hồi không dứt.

Trải nghiệm một đêm trọn vẹn ở núi rừng An Lão

“Bữa tối của chúng tôi là thịt ba chỉ nướng, gà nướng, cơm lam, canh cá nục cùng rau rừng và rượu sim. Đêm có khuya thế nào bạn vẫn thấy được những đường cong mềm mại của dòng thác Giáng Tiên đang đổ giữa đêm trăng 12 Âm lịch. Cảm giác màn đêm buông xuống giữa rừng già, tiếng côn trùng, ếch nhái râm ran. Và tiếng thác hòa vào nhau như một bản hòa thanh bất tận”, anh Bé chia sẻ.

Nếu là người dân sống ở Bình Định, bạn có thể đi trong ngày. Nhưng muốn trải nghiệm trọn vẹn núi rừng An Lão thì nên cắm trại một đêm để tận hưởng hương rừng hoang dại và tắm thác cả chiều và sáng.

Ngày hôm sau nhóm anh Bé ăn sáng sớm rồi tranh thủ tắm suối, dọn dẹp trại và rác thật sạch sẽ. Trả lại thiên nhiên như những gì vốn có trước khi về đồng bằng.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm hướng dẫn viên đồng thời là dân địa phương. Anh Bé khuyên nếu bạn muốn đi thác Giáng Tiên nên có người bản địa dẫn đường. Vì đây là khu vực rừng già nên không khuyến khích khách tự đi. Để tắm thác và ngủ qua đêm bạn cần chuẩn bị lều trại, túi ngủ, quần áo dài tay, tất, đồ tắm đầy đủ. Do đêm trong rừng sẽ lạnh hơn. Ngoài ra, mọi người hạn chế mang đồ nhựa và xả rác. Không săn bắt thú và chặt hái cây rừng bừa bãi nhằm bảo vệ môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *