Phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID cho người lớn tuổi

Hiện nay, bệnh dịch COVID 19 đang gây nhiễm khắp nơi gây ảnh hưởng và thiệt hại đến xã hội rất nhiều. Khi nhiễm bệnh có dấu hiệu ho khan, sốt,… với mức độ từ nhẹ đến thấp. Dịch bệnh lêy lan bằng đường ho, tiếp xúc trong không khí hoặc trên bề mặt tiếp xúc. Chúng ta có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID hoặc chạm vào bề mặt có virus. Đối với người khỏe mạnh có sức đề kháng cao thì khả năng chống chọi, chữa trị và sống sót có tỉ lệ cao hơn đối với những người lớn tuổi. Người lớn tuổi khi già đi thì sức đề kháng đang yếu dần. Nếu bị lây nhiễm thì các triệu chững sẽ càng ănngj và khó điều trọ hơn. Vậy để phòng bệnh cho người lớn tuổi trong dịch COVID này nên làm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết về cách phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID cho người lớn tuổi trong mùa dịch này nhé!

Uống đủ nước cho cơ thể

Người cao tuổi cần chủ động cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, uống theo nhu cầu cơ thể, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu không có đủ nước, bạn có thể mất quá nhiều chất lỏng. Bạn cũng có thể mất natri và kali mà cơ thể cần, đặc biệt đúng khi trời nắng nóng. Khi tình trạng này xảy ra, bạn có thể có cảm giác khát, đi tiểu ít hơn bình thường và miệng có thể bị khô. Thêm vào đó, bạn có thể gặp các cảm giác như: Chóng mặt, choáng váng và bối rối.

Uống đủ nước cho cơ thể

Kiểm soát các bệnh lý đang mắc phải

Điều trị đúng, đủ và hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc. Ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch… Khi mắc các bệnh lý khác trong mùa dịch, cơ thể bị yếu đi. Sức đề kháng không đủ vậy nên dễ bị nhiễm hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Nên ăn uống đủ chất và đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp nấu chín mềm. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

  • Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa (như thịt đỏ, phô mai, kem…) và chất béo chuyển hóa có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn. Nên dùng các chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe. Từ các loại hạt và dầu thực vật…, đặc biệt là dầu ôliu.
  • Bổ sung thực phẩm từ rau xanh, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón. Cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể. Duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bổ xung protein từ các loại đậu, trứng, thịt gà, cá và thịt nạc. Cũng như các loại hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao miễn dịch. Bao gồm: vitamin A, C, E, một số vi chất sắt, kẽm, vitamin D. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây. Như: bưởi, cam, chanh, đu đủ… Vitamin D thường ít có trong thực phẩm. Mà phải bổ sung dạng chế phẩm hay tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Hạn chế ra ngoài

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng lan rộng. Người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài, đến các nơi công cộng có tập trung đông người. Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, nếu nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường. Trường hợp thực sự cần thiết mới nên tới các cơ sở y tế. Ví dụ như các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng cần theo dõi và điều trị.

Môi trường sinh hoạt phù hợp

Môi trường sinh hoạt của người cao tuổi nên được thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ. Tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp. Nên giữ gìn vệ sinh cho môi trường mình ở tường xuyên.

Chú ý đến giấc ngủ

Ngoài ra, người cao tuổi nên chú ý đến giấc ngủ. Mỗi đêm, người cao tuổi cần ngủ 7-8 tiếng. Phòng ngủ nên yên tĩnh, tắt đèn hoặc ánh sáng nhẹ. Nhiệt độ phòng khoảng 26 – 270 C và thoáng khí. Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng với tất cả mọi người ở tất cả mọi độ tuổi để đảm bảo một sức khỏe tốt và năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Mọi người thường có xu hướng cắt giảm thời gian dành cho giấc ngủ của họ. Cho công việc, cho gia đình hoặc thậm chí cho các nhu cầu giải trí của bản thân. Như xem phim, nghe nhạc, chơi điện tử…. Hậu quả trước mắt là tình trạng mệt mỏi buồn ngủ vào ngày hôm sau sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên

Vận động thường xuyên cũng là cách rất tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Mỗi ngày, người cao tuổi nên vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 – 45 phút. Có thể tập các môn có cường độ thể lực trung bình thấp như: đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội, tập dưỡng sinh… Sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng, xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tập thể dục có thể là một tăng cường năng lượng thực sự cho những người khỏe mạnh. Cũng như những người bị các điều kiện y tế khác nhau.

Thực hiện chỉ thị của bộ y tế

Luôn luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, khoảng cách tiếp xúc tối thiểu là 2m. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Thay vì hoang mang lo lắng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng. Người cao tuổi hãy giữ vững tâm lý, bình tĩnh tuân thủ các hướng dẫn phòng bệnh. Áp dụng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục. Đặc biệt luôn giữ tinh thần lạc quan cùng lối sống lành mạnh để phòng tránh dịch Covid-19 hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *