Những kinh nghiệm cần khi chuẩn bị đi du lịch phượt bằng xe máy

Là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam, xe máy cũng được nhiều người yêu thích khi phong trào du lịch bùng nổ. Đối với nhiều bạn trẻ, du lịch bằng xe máy giống như một niềm đam mê, không nói đến các bạn là người thường xuyên di chuyển, nhưng đối với những bạn lần đầu đi xe máy thì kinh nghiệm và cách xử lý khi di chuyển trên các cung đường và xử lý tình huống là điều rất quan trọng giúp hoàn thành chuyến đi của bạn những vẫn an toàn. Với một chút kinh nghiệm thực tế, chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn và mong rằng bạn sẽ luôn an toàn khi du lịch bằng xe máy.

Nắm rõ lộ trình

Nắm rõ lộ trình

Trước khi bắt đầu một chuyến đi phượt nào đó, bạn cần xác định rõ ràng đặc điểm cung đường bạn dự định đi, cụ thể bạn phải hiểu về địa hình, xem dự báo thời tiết và mật độ phương tiện trên cung đường đó để có sự chuẩn bị trước.

Với thời đại công nghệ internet phát triển thì thật sự không khó để bạn tìm hiểu những thông tin trên. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng là bạn hoàn toàn nắm được các thông tin về cung đường bạn dự định phượt. Hiểu rõ về cung đường dự định phượt sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro. Ví dụ như tránh khỏi các tuyến đường đang thi công, tuyến đường bị phong tỏa do sạc lỡ. Hay tuyến đường hạn chế di chuyển vào mùa mưa bão,…

Chọn loại xe máy đi phượt phù hợp

Hiện nay với sự phổ biến của các loại xe ga. Khá nhiều bạn sử dụng phương tiện dạng này cho các chuyến đi phượt của mình. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi các bạn nên sử dụng xe số để thuận lợi hơn. Một số loại xe phổ biến là Future Neo, Wave RS, Jupiter, Sirius ….Dưới đây là ưu điểm của xe số so với xe ga:

  • Nhẹ nhàng, dễ đi
  • Dễ sửa chữa
  • Gầm cao
  • Dễ buộc đồ hơn
  • Dễ kiểm soát tốc độ khi xuống dốc hơn

Chuẩn bị trước chuyến đi

Trước chuyến đi bạn nên mang xe của mình đi bảo dưỡng toàn bộ, kiểm tra má phanh, kiểm tra độ mòn của lốp, thay mới săm nếu săm cũ của bạn đã có quá nhiều vết vá, thay dầu máy.. Việc này khá quan trọng cho sự an toàn của chính bạn trên đường. Nếu lốp xe quá cũ, có vết nứt, rãnh đã bị mài mòn sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường.

Nếu săm xe có nhiều vết vá trong quá trình chạy xe (đường dài) ma sát sinh ra có thể sẽ làm bung vết vá cũ. Kiểm tra đèn pha, đèn sau và cả đèn phanh nữa. Khi đang đi trên đường mà bạn nhấn phanh để giảm tốc độ nhưng các xe phía sau không biết và vẫn lao tới thì sẽ nguy hiểm cho cả 2 xe. Lốp xe nên để ở mức độ vừa phải, căng quá sẽ khiến xe không bám đường. Và dễ trượt khi trời mưa còn non quá sẽ dễ khiến dập săm. Còn vừa phải thế nào tùy xe của từng người.

Một số vật dụng liên quan đến xe máy bạn nên mang theo

Một số vật dụng liên quan đến xe máy bạn nên mang theo

Gương trái (Luật GTĐB quy định xe bạn chỉ cần có gương bên trái) tuy nhiên bạn nên lắp cả 2 gương để tăng tầm quan sát.

Giấy tờ liên quan đến xe bao gồm : Đăng ký xe, giấy phép lái xe, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Giấy nộp phí đường bộ.

Mũ bảo hiểm có kính (ít nhất là loại nửa đầu chắc chắn, không nên dùng mũ thời trang), quần áo và các loại bảo vệ cơ thể như bọc khuỷu tay, bọc gối, găng tay … (cái này tùy từng bạn, có những bạn không quen hoặc không thích dùng nhưng nếu có nó sẽ bảo vệ bạn rất tốt trong trường hợp ngã xe).

Một bộ đồ nghề sửa xe cơ bản : Bộ tròng tháo lốp, bộ móc lốp và dụng cụ vá,bơm tay hoặc bơm chân, một vài dụng cụ cơ bản như : Tua vít, kìm, mỏ lết … Một đôi săm dự phòng (1 trước và 1 sau) cho xe của bạn, 1 bugi phù hợp với xe. Tất nhiên với điều kiện trong đoàn bạn phải có người biết một chút về lĩnh vực sửa xe này. Còn không lời khuyên của chúng tôi là hãy sử dụng keo tự vá đã nhắc ở phía trên.

Nếu trời mưa, sử dụng quần áo mưa bộ. Bạn không nên sử dụng áo mưa cánh dơi. Bởi bề mặt rộng khiến diện tích gặp gió nhiều, sẽ ảnh hướng tới việc điều khiển xe.

Chai 1,5 lit hoặc hơn đối với những cung đường mà đổ đầy bình xăng cũng không thể đi từ A cho đến B và giữa AB không có cây xăng nào cả (ví dụ Tây Côn Lĩnh).

Không phóng nhanh vượt ẩu

Khi tham giao giao thông nhất lái xe đường dài mà bạn chạy với vận tốc quá cao sẽ khiến bạn gặp không ít khó khăn khi có bất cứ chướng ngại vật nào đột ngột xuất hiện. Do đó, khi đi phượt, bạn không nhất thiết phải lái xe quá nhanh. Bạn cứ bình thản lái xe. Vì đi phượt tức là khi bạn muốn thư giãn thì không nhất thiết phải thật vội vàng. Bạn cần tuân thủ biển báo giao thông, không chạy quá tốc độ quy định. Cũng như đi đúng phần đường để tránh phạm luật giao thông.

Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Khi lái xe đi phượt, bạn cần giữ khoảng cách với xe phía trước, không nên bám đuôi. Để có thể chủ động xử lý tình huống khi xe phía trước đột ngột thắng gấp. Hay khi nó rẽ sang phải sang trái do có chướng ngại vật trước mắt. Bạn cũng cần quan sát tín hiệu thắng gấp hoặc rẽ của các phương tiện đi trước, đặc biệt là xe ô tô, xe tải, xe khách để kịp thời xử lý. Khi leo đèo thì bạn không nên đi sau ô tô mà nên đi trước để tránh tình trạng xe bị tụt dốc, mất phanh, mất kiểm soát tay lái.

Phân công người dẫn đoàn và chốt đoàn

Với những đoàn từ 4 xe trở lên và chưa có nhiều kinh nghiệm đi đường trường bằng xe máy. Thì nên phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn để:

  • Dẫn đường cho toàn bộ đoàn khi di chuyển, giảm tốc ở những đoạn đường phù hợp. Báo hiệu cho toàn đoàn ở những đoạn đường nguy hiểm và thiếu an toàn.
  • Chốt đoàn để đảm bảo không có xe nào trong đoàn bị tụt lại phía sau, bị tách khỏi đoàn hoặc xử lý các tình huống khi có xe trong đoàn gặp vấn đề (ví dụ : hỏng xe)… Thông thường chốt đoàn sẽ là xe giữ bộ dụng cụ sửa xe. Nên có 2 xe đi cùng và thay nhau chốt đoàn hoặc theo dõi lẫn nhau. Bởi các thành viên khác thường sẽ bám theo xe dẫn đầu và không để ý tới chốt đoàn. Nếu có vấn đề xảy ra 2 xe vẫn hơn là 1 xe.
  • Yêu cầu các thành viên trong đoàn luôn đi sau xe dẫn đoàn để dễ kiểm soát các tình huống phát sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *