Những điều cần biết về cách phòng ngừa mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh luôn là đối tượng chúng ta cần chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Vì đây là độ tuổi trẻ chưa hoàn toàn thích nghi được với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ mắc một số bệnh da liễu. Điển hình là bé dễ nổi các mụn nhỏ li ti trên bề mặt da, hay người ta còn gọi là mụn sữa. Tuy đây không phải loại bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại gây ngứa ngáy ở trẻ. Để phòng tránh hiện tượng này, các mẹ cần phải có một số giải pháp để ngăn mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi các biện pháp ngăn ngừa mụn sữa dưới đây của chúng tôi nhé.

Mụn sữa có nguy hiểm không?

Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu điển hình là các nốt li ti màu trắng sữa xuất hiện trên da mặt. Đây là bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và chỉ mang tính chất tạm thời. Một số trường hợp hy hữu, mụn sữa vẫn có thể xuất hiện khi trẻ đã trên 2 tuổi.

Mụn sữa có thể mọc ở bất cứ đâu trên khuôn mặt trẻ, nhưng chủ yếu là trên má và mũi. Một số trẻ cũng có thể bị nổi mụn này ở trán, cằm, phần lưng, cổ và thậm chí là da đầu. Chúng thường nổi rõ hơn khi trẻ quấy khóc, bị nóng, da bị dính sữa, nước bọt hay tiếp xúc với quần áo vải thô ráp.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Vậy có nguy hiểm không? Vì những nốt mụn này ở trẻ sơ sinh là bệnh lý ngoài da lành tính nên thường không gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chà xát mạnh, nặn những nốt mụn hay bé cào tay lên mặt để gãi ngứa thì mới gây kích ứng, viêm da, bội nhiễm tại vùng da có bệnh.

Nguyên nhân xuất hiện mụn sữa

Nguyên nhân chủ yếu gây mụn sữa (mụn trứng cá) ở trẻ sơ sinh có thể là những hormon di truyền từ người mẹ khiến cho trẻ bị phì đại tuyến bã. Với các dấu hiệu là những nốt mụn nhỏ li ti ở hai bên má và có thể lan xuống cằm, trán, lưng.

Còn 1 nguyên nhân nữa là do vệ sinh kém. Đặc biệt là trong tiết trời nắng nóng như thế này rất dễ khiến các mụn nhọt ở trẻ. Trong đó có mụn sữa dễ dàng bùng phát.

Những đốm mụn nhỏ này có thể bị bao bọc xung quanh bởi một vùng da hơi tấy đỏ như phát ban. Cũng có nhiều trường hợp mụn sữa ở trẻ to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu.

Một số biện pháp phòng ngừa

Để phòng tránh mụn sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, các mẹ nên lưu ý những điều sau:

Cha mẹ cũng có thể dùng các loại lá cây để tắm cho bé. Ví dụ như lá trầu không, lá dâu, lá trà xanh,… để giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa mầm bệnh.

Tắm cho trẻ với lá trầu không

Cha mẹ nên giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, mặc quần áo khô thoáng. Tắm rửa hàng ngày cho bé với nước sạch đun sôi để nguội. Đặc biệt sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh. Sau đó lau khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm.

Việc dị ứng với thức ăn cũng có thể gây mụn sữa cho trẻ. Do đó mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng kĩ hơn. Tránh cho trẻ ăn những món có thể gây dị ứng cho trẻ như hải sản, trứng, lạc…

Cho con bú trực tiếp cũng là cách hạn chế mụn sữa. Vì vậy, mẹ cần tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn. Và không có các tác nhân có thể gây kích ứng cho trẻ.

Thông thường, trẻ sơ sinh bị mụn sữa (nang kê) không gây nguy hiểm đến tính mạng và trẻ sẽ tự khỏi trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu quá 3 tháng mà mụn sữa ở trẻ không tự hết thì cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị đúng cách.

Đồng thời, cha mẹ cũng lưu ý không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn. Như vậy vừa rất mất vệ sinh vừa dễ lây lan mụn sang vùng da khác. Điều đó làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *