Thực đơn giúp phụ nữ mang thai giữ dáng, bé khỏe thông minh

Trong quá trình mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu của thai kì, mẹ bầu tăng cân là điều rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu phải đảm bảo cân nặng và tăng cân một cách hợp lý. Điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào để vừa không tăng cân mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể là điều rất quan trọng. Mẹ bầu nên xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Điểm tin dinh dưỡng cho mẹ bầu hôm nay, hãy cùng chúng tôi điểm danh qua những thực phẩm bổ dưỡng mà không tăng cân nhé.

Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai như thế nào để không tăng cân mà vẫn bổ dưỡng?

Đối với những thai phụ thừa cân thì nguy cơ thường gặp nhất là tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và thậm chí nguy hiểm hơn có thể bị sẩy thai, sinh non hoặc thai chết non,… Ngoài ra, việc thừa cân còn dễ gây nhiễm trùng cho các mẹ sinh mổ. Đứa trẻ khi sinh ra có thể cũng bị thừa cân và gây khó khăn cho quá trình vượt cạn của người mẹ.

Chủ đề bà bầu kiêng ăn gì để không bị béo luôn được các chị em chuẩn bị làm mẹ quan tâm, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, thực đơn đa dạng mỗi ngày vừa giúp mẹ kiểm soát cân nặng, vừa hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết cho cả hai mẹ con.

Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai như thế nào để không tăng cân mà vẫn bổ dưỡng?

Các loại trái cây và rau xanh

Mẹ bầu cần ăn nhiều trái cây và rau xanh bởi vì chúng cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ giúp tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón. Mỗi ngày nên ít nhất 5 phần trái cây và rau xanh được bổ sung vào chế độ ăn cho bà bầu. Có thể là tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc nước ép. Và luôn luôn rửa sạch trái cây và rau xanh trước khi sử dụng.

Riêng với rau xanh có thể nấu, hoặc ăn sống (nhưng phải rửa sạch) để có thể sử dụng hết các chất dinh dưỡng. Món canh nấu từ các loại rau xanh thẫm như: cải, bó xôi, rau dền xanh, mồng tơi… Cung cấp nhiều axit folic cho cơ thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở thai phụ. Nó giàu chất xơ, không chứa chất béo nên ăn vào nhuận tràng, đẹp da, không tăng cân. Ăn canh còn là cách giải nhiệt cơ thể, tăng nước ối cho bào thai vào tháng cuối.

Cung cấp những thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ không chứa nhiều calo. Hiện diện trong bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, khoai lang, bột ngũ cốc, yến mạch. Những thực phẩm này rất tốt cho sức khoẻ mẹ bầu. và không làm tăng cân.

Nguồn cung cấp vitamin và chất xơ và không chứa nhiều calo. Hiện diện trong bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, khoai lang, bột ngũ cốc, yến mạch. Những thực phẩm này rất tốt cho sức khoẻ mẹ bầu.

Sữa là thực phẩm quan trọng trong giai đoạn mang thai

Những món ngon từ sữa như: sữa, pho mát và sữa chua rất quan trọng trong giai đoạn mang thai. Vì đây là nguồn cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng cho con yêu.

Sữa là thực phẩm quan trọng trong giai đoạn mang thai

Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp như: sữa tách kem, sữa chua ít béo, mỗi ngày các mẹ bầu có thể sử dụng 2 đến 3 khẩu phần sữa.

Sữa công thức dành riêng cho mẹ bầu cũng rất quan trọng. Vì nó cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe; của mẹ cũng như đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi; chỉ với 2-3 ly một ngày trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu cần lưu ý điều này khi ăn những thực phẩm chứa đường và chất béo

Nhằm phòng tránh các nguy cơ tăng cân hoặc sâu răng; mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ những thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao như: bơ, chocolate, dầu xào, nước sốt salad, bánh ngọt, nước uống có ga… Tiêu thụ nhiều lượng chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn dến sự phát triển bệnh tim. Các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa gồm có:

  • Mỡ động vật
  • Thịt qua chế biến, như là xúc xích hay bánh nhân thịt
  • Bơ, mỡ, phomat…
  • Kem tươi, kem…
  • Bánh ngọt, bánh kem, bánh quy…

Tuy nhiên, một giải pháp cho mẹ bầu hảo ngọt đó là dùng đường ăn kiêng; và cố gắng thay thế những thực phẩm có chất béo bão hoà. Bằng chất béo không bão hòa như omega-3 (có nhiều trong cá hồi, các loại hạt, các loại đậu, dầu hướng dương và dầu ô-liu…). Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *