Các bài thuốc trị nhiệt miệng từ thảo dược

Nhiệt miệng là một chứng bệnh mà thường phát về mùa hè. Với những vết viêm loét nơi đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc có trong khoang miệng. Kèm theo viêm lợi, và ngứa lợi, lợi sẽ có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ gây chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền. Nhiệt miệng cũng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, hoặc “khẩu sang”, “khẩu dương” trong y học cổ truyền. Với nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do hư hỏa hay thực hỏa tác động vào các tạng phủ gây nên. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các bài thuốc dân gian để trị căn bệnh này nhé.

Thuốc ngậm dùng để trị nhiệt miệng

  • Rễ cây hoa tường vi 50 – 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
  • Hoàng liên 10g, sắc kỹ vớí 100 ml nước, ngậm vài lần trong ngày.
  • Lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.
  • Tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4 – 6 lần trong ngày.
  • Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Thuốc ngậm trị nhiệt miệng

Thuốc dán có công dụng trị nhiệt miệng

  • Dùng phụ tử chế hoặc ngô thù du hoặc ngô thù du và đinh hương lượng vừa đủ. Tán bột, hòa với nước hoặc dấm chua, đắp lên huyệt Dũng tuyền cả hai bên, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Vị trí huyệt Dũng tuyền: Là điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai; và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
  • Tế tân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột; trộn với dầu vừng hoặc dấm chua lâu năm thành dạng cao rồi đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
  • Ngô thù du 8g, đại hoàng 4g, đởm tinh 2g, sấy khô tán bột; trộn với dấm chua, đắp vào huyệt Dũng tuyền.
  • Tỏi tươi 1 củ giã nát, ngô thù du 30g tán bột. Hai thứ trộn đều với dấm chua, đắp vào hai huyệt Dũng tuyền.
  • Chi tử sống 10g, sinh đại hoàng 10g, băng phiến 5g. Ba thứ tán bột, trộn với dấm, đắp vào rốn.

Các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng

  • Ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g, tất cả tán thành bột mịn. Đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.
  • Hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g, xạ hương 1g. Tất cả tán thành bột thật mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy một ít thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.

Thuốc bôi trị nhiệt miệng

  • Lá non nữ trinh tử (cây xấu hổ) 10g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước. Bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày.
  • Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5 củ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm 0,9g băng phiến. Dùng làm thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày.
  • Nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g, mật gấu khô 0,5g. Sấy khô tán bột, trộn đều, dùng làm thuốc bôi 2 lần trong ngày.
  • Hoàng liên và can khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột; chấm vết loét 3 lần trong ngày.

Ngoài uống thuốc, nên kết hợp ăn uống để hỗ trợ điều trị

Canh rau cần tây – óc lợn: óc lợn 1 cái, táo Tàu 10 quả, rau cần 100g, gia vị vừa đủ. Óc lợn và táo Tàu nấu trước cho chín mềm, sau đó cho rau cần đã rửa sạch thái ngắn vào, đun thêm một lát, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: dưỡng não, bổ tâm tỳ, thanh nhiệt chống viêm, trừ phiền.

Chè bí đỏ – đậu đen: bí đỏ 150g, đậu đen 80g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng to. Đậu đen cùng bí đỏ cho vào nồi nấu cho thật chín mềm, cho đường vừa ăn, múc ra bát, để nguội ăn. Công dụng: thanh nhiệt, bổ âm, mát huyết, chống viêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *