Các bệnh dễ mắc phải và cách phòng bệnh cho người lớn tuổi vào mùa hè

Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch vô cùng yếu và khó có thể chống lại bệnh tật. Khi các căn bệnh về tim mạch, hệ hô hấp. đường tiêu hóa hay đua nhức xương khớp là các căn bệnh vô cùng dễ mắc phải ở người lớn tuổi. Đặc biệt là vào mùa hè, trời năng nóng dễ mắc các bệnh như huyết áp và tim mạch nhất. Vậy phòng bệnh cho người lớn tuổi ngay lúc này là vô cùng cần thiết. Đến với bài viết của chúng tôi để tìm hiểu về các bệnh dễ mắc phải và cách phòng bệnh cho người lớn tuổi nhé!

Các bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

Các bệnh về tim mạch

Mùa hè người cao tuổi dễ bị tim mạch do thời tiết nóng nực, mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể mất chất điện giải và mất nước. Mất nước và chất điện giải liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch như: tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt.  Vì vậy nếu cơ thể mất nước nhẹ thì cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân,hay cáu gắt; nếu mất nước nhiều hơn có thể truỵ tim mạch.

Các bệnh về tim mạch

Đau nhức xương khớp

Không chỉ có mùa đông người cao tuổi mới bị đau nhức xương khớp. Thời tiết khó chịu mùa hè khiến người cao tuổi mất ngủ, trằn trọc, khiến các cơn đau xương khớp trầm trọng hơn, nhất là các khớp vai gáy, khớp gối, cột sống thắt lưng, bàn chân

Các bệnh về đường hô hấp

Mùa hè người cao tuổi vẫn có thể bị cảm lạnh nếu sinh hoạt không theo khoa học. Như tắm ngay khi đi nắng về, ngủ ở phòng nhiệt độ thấp. Nặng hơn thì  sẽ bị viêm phế quản, viêm phổi. Còn nhẹ sẽ dẫn đến các bệnh như viêm mũi, viêm họng. Vì thế, khi đi ngoài nắng nóng về nên để thân nhiệt giảm dần. Nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút mới tắm hoặc vào phòng điều hòa.

Các bệnh về hệ tiêu hóa

Mùa hè nắng nóng, thức ăn dễ bị hư một cách nhanh chóng. Nên vi khuẩn cũng dễ sinh sôi và phát triển hơn. Tạo điều kiện cho các bệnh rối loạn tiêu hóa xảy ra thường xuyên hơn. Người cao tuổi ăn uống chưa hợp lý thường bị đầy bụng. Ăn không tiêu,chướng bụng, táo bón. Khiến ăn không ngon, mất ngủ kéo dài.

Bệnh đột quỵ

Đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa hè chiếm một tỷ lệ đáng kể do thay đổi nhiệt độ. Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống. Và nhất là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành). Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglyceride), đái tháo đường… Một số dấu hiệu đột quỵ vì nắng nóng bao gồm: mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, nhức đầu, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt. Và không tiết mồ hôi mặc dù thời tiết vô cùng nắng nóng. Do đó, người cao tuổi nên hạn chế đi lại hay làm việc trong những ngày nắng nóng. Vào những giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cần đội nón mũ rộng vành khi đi ngoài nắng, dùng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ khoảng 26 – 28 độ C.

Các cách phòng bệnh cho người cao tuổi

Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp

Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người cao tuổi nên ăn đều đặn từ 4 – 5 bữa/ngày. Và nên ăn ít một lần để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Giảm áp lực cho dạ dày, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ăn nhiều thực phẩm nâng cao sức đề kháng, giàu chất đạm. Như thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ,…. Đồng thời, người cao tuổi cần bổ sung trái cây tươi, rau xanh để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.

Luôn ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không dùng thức ăn lạnh sẽ tổn hại cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó người cao tuổi có thể uống 1 – 2 ly sữa dành cho người già. Và nhớ là không uống sữa đặc để tránh gây táo bón.

Người cao tuổi không bị bệnh thận, tim mạch hay đường ruột. Có thể uống một lượng vừa phải cà phê vào buổi sáng. Nhưng không nên uống vào buổi chiều vì sẽ bị mất ngủ. Bên cạnh đó người cao tuổi  nên hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn. Đồ chiên rán nội tạng động vật hay thức ăn tươi sống

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Người cao tuổi nên tập luyện điều độ mỗi ngày ít nhất 20 phút/ngày các bài tập thể dục. Như đi bộ, chạy bộ, thể dục tay không, dưỡng sinh kết hợp hít thở sâu. Người cao tuổi không nên thực hiện những bài tập quá sức để tránh gây tổn hại cho sức khỏe nhé.

Không quan trọng cân nặng hiện tại của bạn là bao nhiêu. Hoạt động thể chất tích cực thúc đẩy lượng Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – mỡ máu tốt và giảm triglyceride, Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDLc) không lành mạnh. Tác dụng kép này giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Người cao tuổi cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Tắm rửa bằng nước ấm để giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, không gian sinh hoạt của người cao tuổi cần được giữ sạch sẽ, thoáng mát,.Hạn chế gió lùa, tránh xa các loại vật nuôi – trung gian gây các bệnh truyền nhiễm.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Người cao tuổi nên sinh hoạt điều độ, ăn, ngủ đúng giờ. Để làm chậm quá trình lão hóa và duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi buổi sáng dậy vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút. Tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn. Ði bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi. Và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch. Và cải thiện tình trạng đau mỏi xương.

Uống đủ nước theo nhu cầu

Uống đủ nước theo nhu cầu

Người cao tuổi thường thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Uống từ 1.5-2 lít nước/ một ngày. Cần chủ động uống nước không chờ khát mới uống. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen…

Với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp cho bạn có thêm những thông tin bổ ích về cách chăm sóc người cao tuổi vào mùa hè. Hãy chăm sóc người cao tuổi thật tốt để các cụ có sức khỏe tốt và sống vui vẻ, sum vầy  bên con cháu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *