Sập gụ là một món đồ đã từng rất phổ biến từ thời xa xưa. Tuy vậy cho tới thời điểm hiện tại thì sự xuất hiện của sập gụ đã thưa thớt dần và hầu như đối với một số khu vực thì đã không còn thấy sự xuất hiện của sập gụ nữa. Nhưng đối với những gia đình miền bắc thì sập gụ hiện vẫn còn xuất hiện rất nhiều vì đối với họ đó chính là một nét văn hóa không thể thay đổi. Đã từ xa xưa ông bà ta đã luôn tin rằng sập gụ có một phần gắn liền với phong thủy và sẽ luôn luôn chọn sập gụ có kích thước phù hợp để gia đình được ấm no, êm ấm.
Sập gụ là gì ?
Sập gụ là sập hay phản thường được làm bằng gỗ gụ, được nhiều gia đình kê trịnh trọng ở trung tâm của ngôi nhà kết hợp với tủ chè (thường gọi “sập gụ tủ chè) để tạo nên một không gian sinh hoạt chung rất đặc trưng của người miền Bắc.
Sập gụ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như tiếp khách đến thăm nhà, ngồi ăn cỗ, thưởng trà, đánh bài hoặc là nơi ngủ nghỉ. Đây là một món đồ nội thất thông dụng và phổ biến đặc trưng của các gia đình Việt ở vùng nông thôn Bắc Bộ.
Ngoài ra sập cũng được làm bằng các chất liệu gỗ khác như gỗ hương, gỗ lim, gỗ mun,… nhưng không phổ biến bằng gỗ gụ bởi đây là loại gỗ dễ tìm, có khổ lớn, giá cả hợp lý hơn các loại gỗ khác.
Hơn nữa gỗ gụ không bị mối mọt, chất lượng rất tốt để làm các đồ nội thất. Gỗ gụ dùng càng lâu, màu sắc sẽ chuyển sang nâu đen bóng, bền và đẹp.
Kích thước và cách bố trí sập gụ trong phong thủy
Sập gụ có nhiều kiểu dáng, chiều cao và mẫu mã khác nhau nhưng có 2 kích thước sập theo phong thủy thông dụng là loại rộng 1,6m x dài 2 m và rộng 1,8m x dài 2,2m.
Mặt sập thường được thiết kế với 3 loại chính gồm 1 lá, 2 lá và 3 lá tương ứng với số tấm gỗ được ghép lại tạo thành mặt sập.
Ngoài lựa chọn kích thước sập phù hợp với không gian phòng khách, việc bố trí và kê sập hợp phong thủy sẽ mang lại tài lộc và vận may tốt cho gia đình.
Vì sập thường được các gia đình trưng bày ở phong khách, cần bố trí sập dựa vào tường, tránh nơi chịu ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và phải ở nơi thoáng khí, khô ráo.
Dù kích thước sập cao hay thấp và để sử dụng cho mục đích nghỉ ngơi hay tiếp khách. Họa tiết trên sập thích hợp nhất là những hoa văn nước chảy, cỏ cây, hoa lá. Vừa trang nhã vừa thanh lịch.
Một số loại sập gụ phổ biến
Sập gụ ngũ phúc
Sập ngũ phúc với họa tiết trang trí chính gồm biểu tượng 5 con dơi. Kèm theo Kim Tiền, dơi ngậm tiền vàng, dơi ngậm chữ thọ,… Họa tiết này mang ý nghĩa về tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Các nghệ nhân đã tinh tế kết hợp thêm họa tiết hoa mai. Với thông điệp về một sức khỏe tốt, cuộc sống đầy đủ; họa tiết con hươu biểu thị ý nghĩa về tài lộc,… Theo dân gian, từ Ngũ Phúc trong sập ngũ phúc còn là biểu tượng của Phúc Quý Thọ Khang Ninh. Tượng trưng cho ý chí, nỗ lực của người Việt.
Sập gụ sen vịt
Sập sen vịt khắc họa điển tích cổ “Bảo áp xuyên liên”. Hay vịt trong hồ sen mang thông điệp một thành tích học tập tốt. Thi cử đỗ đạt, luôn đứng đầu. Chính vì vậy, nhiều gia đình luôn đặt sập tại trung tâm phòng khách. Để dễ dàng hấp thụ tài khí. Vận may cho gia chủ.Một nét đặc trưng của sập sen vịt. Là họa tiết 3 lá và chân quỳ được chạm trổ vô cùng sắc sảo. Bề mặt lá có độ sắc sảo, chắc chắn. Kỹ thuật chế tác đã đạt đến trình độ cao; mang đến bề mặt sập phẳng mịn, không có bất kỳ một vết lỗi nào.
Sập gụ vắt vải
Đây là sản phẩm sập gụ được chế tác đúng theo các kiểu sập từ xa xưa. Chất lượng gỗ của sập vắt vải rất tốt. Dày dặn mang đến một sản phẩm có tổng thể cấu trúc bền, chắc. Điểm đặc biệt nằm ở phần quay và chân; người sử dụng có thể dễ dàng tháo rời đảm bảo thuận lợi khi di chuyển.
Các họa tiết luôn được thực hiện sắc sảo, tỉ mỉ đến từng đường nét mang đến sự tinh tế. Thanh nhã cho không gian sống mang đến một ý nghĩa an lành, may mắn cho gia chủ. Sản phẩm được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi kích thước gọn nhẹ, hài hòa.