Bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ cây cam thảo đất

Cam thảo đất (cam thảo nam) là một loại cây thuốc nam với nhiều tác dụng quý. Như ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, hoặc điều trị viêm họng, cảm sốt. Đặc biệt cây thuốc này lại rất dễ kiếm dễ tìm nên vô cùng tiện lợi sử dụng để làm thuốc.

Cam thảo đất còn có một tên gọi là cam thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo, giả cam thảo. Từ xa xưa loại cây này đã được dân gian ví như một vị thuốc nam quý. Và còn được sử dụng trong y học để có thể thay thế cho vị cam thảo bắc. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loài cây này ngay sau đây nhé.

Nơi phân bố của loài cây cam thảo đất

Cây cam thảo có tên khoa học Scoparia dulcis L, thuộc họ mõm sói. Cây mọc hoang khắp nơi, cách đây khoảng 5 năm nếu để ý chúng ta sẽ thấy cây thuốc này mọc rất nhiều ở ven đường. Một vài năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa mạnh mẽ đã biến nhiều vùng đất màu mỡ của ta trở nên ô nhiễm, khô cằn nên loài cây này cũng khan hiếm dần.

Nơi phân bố của loài cây cam đất

Bộ phận sử dụng dược liệu

Theo dân gian toàn cây bao gồm cả thân, lá và rễ đều dùng làm thuốc. Vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm thu hái, là loài cây nhỏ sống hàng năm chỉ cao khoảng 20cm-30cm ta có thể nhổ cả cây về rửa sạch đất cát, cắt ngắn phơi thật khô, bảo quản để làm thuốc.

Mô tả dược liệu cam thảo đất

Trong cây có chứa hoạt chất ancaloit, chất đắng, đặc biệt là hoạt chất amelin (Một hoạt chất có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường – Theo nghiên cứu của Ấn Độ).cây cam thảo đất cam thảo nam

Đặc điểm cây cam thảo đất

Là thực vật thân thảo, mọc đứng, cao từ 30cm – 80cm, thân cây hình tròn, thuộc họ thân thảo, mềm, rễ to, hình trụ. Hoa thường mọc riêng lẻ ở nách lá. Mỗi lá thường có 4 hoặc 8 hoa nhỏ. Hoa nở rộ vào mùa hạ, màu trắng, nửa trên có răng cưa, nửa dưới thì không. Quả hình bầu dục, bên trong có chứa những hạt nhỏ li ti.

Thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu

Thu hoạch dược liệu vào hầu hết các mùa trong năm. Dù vậy, thu hoạch tốt nhất thường vào mùa xuân hoặc mùa hè vì thời điểm này, cây thuốc có nhiều dược tính nhất. Khi thu hoạch, ta nên nhổ toàn bộ, bao gồm cả rễ.

Sau khi mang về, rửa sạch cho hết bụi bẩn, đất cát. Cắt nhỏ hoặc để nguyên cây rồi phơi khô 1-2 nắng để dành làm thuốc. Nếu muốn giữ được lâu, nên để dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh nơi ẩm thấp,…

Công dụng chung của cây cam thảo đất

  • Giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể.
  • Tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tác dụng giúp lợi tiểu.
  • Tác dụng giải cảm sốt.
  • Điều trị ho, viêm họng.

Công dụng chung của cây cam thảo đất

Cam thảo nấu nước uống có tác dụng gì?

Theo Đông y, vị thuốc giúp lợi niệu, nhuận phế, sinh tân, bổ tỳ, giải độc, thanh nhiệt. Uống nước cam thảo đất là cách đơn giản để giải hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt đối với những người bị ho, viêm phế quản hay tiểu đường.

Ngoài ra, uống trà cam thảo đất mỗi ngày giúp giảm cholesterol, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu. Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây ung thư, giúp tăng sức đề kháng trong cơ thể.

Đối tượng nên sử dụng cây cam thảo đất

  • Bệnh nhân mem gan cao, nóng gan, người thường xuyên sử dụng bia rượu.
  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân tăng đường huyết.
  • Bệnh nhân bị phù thũng.
  • Trẻ nhỏ viêm họng, cảm sốt.

Cách dùng, liều dùng phù hợp

  • Có thể dùng tươi hoặc dùng cây khô đều được.
  • Liều dùng: 40g cây tươi (hoặc 20g cây khô) đun với 1 lít nước uống trong ngày.
  • Để điều trị viêm họng nên dùng cây tươi, hòa thêm 2 thìa mật ong uống trong ngày.

Bài thuốc sử dụng cây cam thảo đất

Chữa cảm cúm

Dùng 30g cam thảo đất, 15g bạc hà, 10g cây ngải cứu, 10g cây diếp cá. Mang toàn bộ nguyên liệu đi sơ chế sạch sẽ, phơi ráo nước. Sắc với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi có thể lọc ra lấy nước uống. Kiên trì sử dụng đến khi triệu chứng bệnh có chuyển biến tích cực.

Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay

Dùng 15g cây cam thảo đất, 20g kim ngân hoa, 10g cây mã đề, 20g ké đầu ngựa. Mang đi sơ chế rồi sắc cùng với nước, đun với lửa vừa cho đến khi thuốc sôi thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 thang, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *