Đầy hơi trướng bụng là một trong những chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh được chia làm 2 loại thực trướng và hư trướng. Theo y học cổ truyền, nếu trẻ mắc bệnh bụng đầy hư trướng thì phần nhiều do tỳ hư đã lâu. Hoặc có thể là do thổ tả tổn thương tỳ khí, kiện vận thất thường khiến ăn uống không tiêu. Trẻ thường xuyên bị đầy bụng thực trướng do ăn uống quá độ. Tích trệ không tiêu và đọng lại trong dạ dày khiến bụng căng, đầy trướng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các bài thuốc để điều trị chứng đầy hơi trướng bụng này nhé.
Đông y trị chứng đầy hơi trướng bụng hiệu quả
Bệnh mới mắc người còn khỏe. Dùng bài Gia vị bình vị tán gia giảm (Y tông kim giám): thương truật, hậu phác, đại phúc bì, sinh cam thảo, trần bì, la bặc tử, sơn tra, mạch nha, thần khúc mỗi loại 4g, sinh khương 3 lát. Sắc 2 bát nước còn 1 bát uống 1 lần. Tác dụng: kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.
Nếu bí đại tiện, bụng đầy đau. Dùng bài Tiểu thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận): sinh đại hoàng 6g, hậu phác 4g, chỉ xác 4g. Sắc 2 bát nước lấy 1 bát, bỏ bã, uống nóng 1 lần. Tác dụng: sơ đạo trường vị, trị bụng đầy, đại tiện bón, nóng từng cơn…
Nếu uống bài tiểu thừa khí thang mà bụng vẫn đầy không đại tiện được, nên uống bài Đại thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận) gồm: đại hoàng 8g, hậu phác 8g, mang tiêu 6g, chỉ thực 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho hậu phác và chỉ thực nấu sôi 5 – 6 phút, cho đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra lọc bỏ bã, cho mang tiêu hoặc huyền minh phấn (là chất tinh chế mang tiêu) vào trộn tan. Sau khi uống 2 – 3 giờ vẫn chưa thấy “tả hạ” thì uống nước thứ hai, nếu không đại tiện được thì ngưng thuốc. Tác dụng: công hạ nhiệt tích ở đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi đờm.
Bài thuốc điều trị đầy bụng giai đoạn mới mắc
Trẻ bị đầy bụng thực trướng giai đoạn mới mắc, bụng đầy, đại tiện khó, sốt, người rạo rực, khát nước, người còn khỏe… Phép trị là kiện tỳ, hành khí, tiêu trệ.
Bài thuốc Gia vị bình vị tán gia giảm (Y tông kim giám): Thương truật 4g, hậu phác 4g, đại phúc bì 4g, sinh cam thảo 4g, trần bì 4g, la bặc tử 4g, sơn tra 4g, mạch nha 4g, thần khúc 4g, sinh khương 3lát.
Cách dùng: Các vị sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống một lần.
Tác dụng: kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.
Giải thích bài thuốc: Thương truật kiện tỳ táo thấp là chủ dược; hậu phác trừ thấp giảm đầy hơi; trần bì lý khí hóa trệ; sinh khương, táo tàu, cam thảo điều hòa tỳ vị; sơn tra, mạch nha, thần khúc tiêu nhục thực. Bài này lợi khí tiêu thực, để chữa thực chướng, ở trong bụng rất công hiệu.
Bài thuốc trị đầy bụng giai đoạn bụng trướng
Trẻ bị đầy bụng thực trướng, giai đoạn bí đại tiện, bụng đầy trướng căng, đau nhiều, sốt, không ngủ được… Nếu không điều trị sẽ dẫn đến tỳ hư suy. Phép trị: Thông đại tiện.
Bài thuốc và cách dùng
Bài thuốc: Tiểu thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận) gồm sinh đại hoàng 6g, hậu phác 4g, chỉ xác 4g.
Cách dùng: Các vị sắc 2 bát nước lấy 1 bát, bỏ bã, uống nóng một lần.
Tác dụng: Sơ đạo trường vị. Trị bụng đầy, đại tiện bón, nóng từng cơn
Giải thích bài thuốc: Bài này lấy đại hoàng chế cái hại cạng cực. Tá sứ có chỉ thực, hậu phác tuyên thông chỗ trệ trong khí phận.
Trẻ uống Tiểu thừa khí thang mà vẫn đầy trướng bụng, không đi cầu được, nên uống bài Đại thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận): đại hoàng 8g, hậu phác 8g, mang tiêu 6g, chỉ thực 8g.
Cách dùng và tác dụng của bài thuốc
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Cho hậu phác và chỉ thực nấu sôi 5 – 5 phút, cho đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra lọc bỏ bã, cho mang tiêu hoặc huyền minh phấn (là chất tinh chế mang tiêu) vào trộn tan, đem dùng. Sau khi uống 2 – 3 giờ vẫn chưa thấy đại tiện được thì uống nước thứ hai, nếu vẫn không đại tiện được thì ngừng thuốc.
Tác dụng: Công hạ nhiệt tích ở đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi đờm, tiêu trừ bỉ mãn.
Giải thích bài thuốc: Đại hoàng tính đắng hàn, tác dụng tả nhiệt thông tiện ở đại tràng, là chủ dược; Mang tiêu tính mặn hàn, tác dụng tả nhiệt nhuyễn kiên nhuận táo trừ tích; Chỉ thực, hậu phác tiêu bỉ, trừ mãn, hành khí, tán kết. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là tuấn hạ nhiệt kết.