Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ chắc hẳn không còn xa lạ đối với các mẹ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, với các bé có sức đề kháng yếu rất dễ bị sổ mũi do nhiễm lạnh. Vấn đề này kéo dài không chỉ làm trẻ khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thậm chí khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn. Vì vậy, bố mẹ cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhằm giảm tình trạng này một cách hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp ngừa sổ mũi ở trẻ. Cùng chúng tôi tham khảo để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này nhé.
Vì sao trẻ thường bị sổ mũi?
Khi trẻ bị chảy nước mũi có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường, sự thay đổi đột ngột của khí hậu khiến trẻ cảm lạnh. Khi cảm lạnh, đi cùng với trẻ bị chảy nước mũi còn có hiện tượng sốt nhẹ, ho, trẻ trở nên quấy khóc và biếng ăn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có thể do một vài nguyên nhân khác như trẻ bị dị ứng. Dấu hiệu của việc trẻ bị dị ứng có thể là nổi mẩn đỏ gây ngứa khắp người, sổ mũi, hắt xì. Tình trạng dị ứng này chỉ xảy ra ở một vài trẻ, mỗi trẻ sẽ thường dị ứng với những vật khác nhau. Ví dụ như cánh hoa, lông chó mèo,…
Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Tình trạng sổ mũi có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ví dụ: áp-xe amidan, áp xe thành họng, áp xe mắt, sung huyết mũi, viêm tai giữa, viêm não, nhiễm trùng huyết. Sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra nhiều khó chịu. Vì vậy, bố mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt.
Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
Trường hợp trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn uống đủ 4 nhóm chất. Hoặc uống bổ sung nước cam để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho bé bú nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ bú quá no dẫn đến nôn trớ. Sau khi bú, nên bế trẻ khoảng 15 – 20 phút để tránh trẻ trớ.
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Trong giai đoạn trẻ sơ sinh sổ mũi, bạn nên xịt rửa mũi, họng cho trẻ khoảng 3 – 4 lần/ngày. Sau khi trẻ hết bệnh bạn vẫn nên duy trì việc này hàng ngày . Tuy nhiên, với tần suất giảm xuống 1 lần/ngày.
Xịt rửa mũi thường xuyên sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn đang trú ngụ trong khoang mũi của trẻ. Giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh sinh sôi.
Đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ
Phòng ngủ của trẻ sơ sinh không để gió lùa nhưng không để kín, bí. Làm không khí trong phòng không lưu thông. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển gây bệnh ở trẻ.
Bạn có thể lắp đặt máy lọc không khí trong phòng. Nhằm lọc bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… cũng như duy trì độ ẩm không khí luôn ở mức có lợi cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên độc hại
Khi trong nhà có trẻ nhỏ, bạn nên tránh để trẻ phải tiếp xúc với những loại khói bụi độc hại như khói thuốc lá, khói bếp, khói than… Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như phấn hoa, nước hoa… Ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé thường xuyên.
Với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ tại sao trẻ sơ sinh thường hay bị sổ mũi hơn người lớn, cũng như cách phòng bệnh như thế nào. Trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh vì vậy luôn cần sự chăm sóc và quan tâm thường xuyên của bố mẹ. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng “thiên thần nhỏ” của mình.