Cây bầu đất với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Ở nước ta, ngoài những loại cây như cây tam thất thì dân gian còn có một loài khác. Cây có củ như củ tam thất, đó là loại cây bầu đất dại. Củ của nó có hình tròn tròn, có thớ và nhiều nạc.

Trong y học cổ truyền, thì rễ củ cây bầu đất dại có công dụng để điều hòa máu huyết. Và có công dụng điều trị nhiều bệnh thường gặp hàng ngày. Vậy, bạn có thắc mắc loài cây bầu đất này có thể điều trị được những bệnh gì không? Và ngoài rễ củ của nó thì lá cây có tác dụng gì không?

Giới thiệu sơ lược về cây bầu đất dại

Cây bầu đất dại còn được gọi là nam bạch truật, thổ tam thất, tam thất giả (vì củ như củ tam thất), ngải rét (vì được dân gian Đồng Tháp dùng củ điều trị sốt rét)…, có tên khoa học là Gynura pseudochina.

Thân cây thuộc dạng thân thảo, họ Cúc, không phân nhánh. Lá cây tập trung ở gốc, mép lượn sóng hoặc xẻ thùy lông chim (cũng có khi nguyên).
Hoa của cây mọc thành cụm dạng ngù và có màu vàng tươi. Ở nước ta, loài cây này được tìm thấy từ Nam ra Bắc (đặc biệt là các tỉnh phía Bắc).

Giới thiệu sơ lược về cây bầu đất dại

Mô tả về cây bầu đất dại

Cây bầu đất là một cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo mọc bò và hơi leo, cao đến 1m. Thân mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, giòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, dài 3 – 8cm, rộng 1,5 – 3,5cm, khía răng ở mép; cuống dài cỡ 1cm. Cụm hoa ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh. Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.

Phân bố và thu hái

Bầu đất có ở nhiều nước Châu Á như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, bầu đất mọc hoang dại, nhưng cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Người ta thu hái cả cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Thành phần dinh dưỡng: Nước 95,7g; Protein 1,3g; Gluxit 1,6g; xơ 0,8g; tro 0,6g; Caroten 3,6mg; VitaminC 36mg.

Trích xuất của những lá Gynura procumbens đã cho thấy có tác dụng:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Chống mỡ máu
  • Chống viêm nhiễm

Công dụng và cách sử dụng cây bầu đất

Sử dụng rễ củ (thân rễ/ rhizome)

Rễ củ của cây bầu đất dại có vị đắng, tính hàn và được biết đến với nhiều công dụng như:

Hoa của cây bầu đất 

  • Thư giãn gân cốt.
  • Hoạt huyết, cầm máu, mát máu.
  • Giải độc, tiêu thũng.
  • Điều trị huyết niệu nhiệt lâm.
  • Giúp tan máu ứ bên trong do đòn ngã tổn thương.
  • Dùng trong trường hợp sản hậu ứ trệ.
  • Điều trị thổ huyết, chảy máu mũi.
  • Điều trị phong thấp.

Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 4 – 12 g mỗi ngày.

Dùng ngoài da: Có thể dùng củ tươi rửa sạch, giã nát rồi bôi lên vùng da bị mụn nhọt lở ngứa.

Lưu ý: Thuốc có tác dụng hoạt huyết nên phụ nữ mang thai không nên dùng.

Xem thêm các bài viết về Sức khỏe tại đây.

Sử dụng lá cây

Lá cây bầu đất dại có thể dùng làm rau ăn giúp thanh mát và giải nhiệt.

Không chỉ thế, dân gian nhiều nơi còn dùng lá bầu đất dại điều trị mụn nhọt (giúp tan sưng, giảm viêm) bằng cách rửa sạch, giã nát rồi đắp lên.

Lưu ý: Phụ nữ muốn mang thai không nên dùng vì lá cây này làm ngăn sự thụ thai.

Các nghiên cứu về tác dụng của cây bầu đất dại

  • Tác dụng chống vảy nến: Theo tạp chí Industrial Crops and Products, bầu đất dại là cây thuốc cổ truyền nổi tiếng với tác dụng chống viêm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ lá cây bầu đất dại có tác dụng làm giảm bệnh vẩy nến.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết: Theo tạp chí Procedia Chemistry, chiết xuất từ lá cây bầu đất dại có khả năng trở thành ứng cử viên tiềm năng giúp tăng số lượng tiểu cầu (trong điều trị Sốt xuất huyết Dengue).
  • Tác dụng chống oxy hóa: Theo tạp chí Indonesian Journal of Pharmaceutics, chiết xuất từ bầu đất dại có chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên và được xem là có tiềm năng làm thành phần gel dưỡng da chống lão hóa sớm.
  • Tác dụng chống ung thư: Theo tạp chí International Journal of Peptide Research and Therapeutics, chất Gynurin được phân lập từ thân rễ cây bầu đất dại có tác dụng ức chế mạnh mẽ tế bào ung thư dạ dày ở người (KATO-III) mà không gây hại đối với tế bào bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *