Ở quê tôi, người ta thường ọi là cây móng tay. Còn nhiều nơi khác thì gọi là bóng nước. Sở dĩ dân gian gọi là cây móng tay vì quả của nó trương phồng. Chỉ cần bạn lấy móng tay bấm vào một khe (lúc quả già, màu hơi vàng trong) là quả ngay lập tức vỡ ra ngay (làm văng các mảnh vỏ và cả hạt bên trong, trông như hạt cải).
Còn cái tên “bóng nước”, thì có phải vì hoa của nó lấp loáng như bóng nước không nhỉ? Bạn đã bao giờ trồng cây này chưa? Bạn đã từng ngắm hoa của nó? Cùng chúng tôi tìm hiểu về loài cây bóng nước này ngay sau đây.
Sơ lược về cây bóng nước (móng tay)
Cây bóng nước (Impatiens balsamina) thuộc dạng thân thảo, mập và thường cao không quá 1 m. Lá cây mọc xen kẽ, có dạng răng cưa ở mép và hoa thì có nhiều màu, tùy theo loại. Quả của cây chứa nhiều hạt màu nâu, tròn như hạt cải (nhưng to hơn) và rất dễ nảy mầm.
Trong y học cổ truyền, hoa bóng nước còn được gọi là phụng tiên hoa và hạt của cây còn được gọi là cấp tính tử. Ngoài ra, cành, lá và rễ cây cũng được dùng làm thuốc.
Công dụng chữa bệnh của cây bóng nước (móng tay)
Vào mùa hạ, người ta thu lấy hoa, thân và cành cây đem phơi khô (nếu thu hạt thì đợi quả già, đem phơi khô rồi đập lấy hạt, sau đó sàng lọc và phơi lại cho khô hẳn).
Lưu ý:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang bị rong kinh không được dùng.
- Ba loại thường dùng làm thuốc là loại hoa đỏ, hoa trắng và hoa hồng.
Công dụng của hoa bóng nước
Theo y học cổ truyền, hoa của cây có vị ngọt, tính ấm, hơi độc và có các công dụng như:
- Hoạt huyết (dùng trong trường hợp ứ huyết do đòn ngã tổn thương).
- Giúp thông kinh nguyệt, điều trị bế kinh.
- Giúp giảm đau.
- Điều trị viêm khớp do phong thấp.
Cách dùng: mỗi ngày lấy từ 3 – 6 g hoa khô, nấu lấy nước uống.
Công dụng của cành lá
Cành và lá cây bóng nước có vị cay đắng, tính ấm và có nhiều công dụng như:
- Khư phong, tiêu thũng.
- Hoạt huyết, giảm đau.
- Điều trị đau khớp xương do đòn ngã tổn thương và do phong thấp.
- Điều trị tràng nhạc.
Cách dùng: mỗi ngày, sắc lấy nước uống từ 4 – 12 g theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Công dụng của hạt
Hạt bóng nước (cấp tính tử) được biết đến là vị thuốc có tính ấm, hơi độc và có một số công dụng như:
- Hoạt huyết.
- Thông kinh, điều trị bế kinh.
- Tiêu tích, điều trị thũng khối tích tụ.
- Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 3 – 10 g hạt mỗi ngày (thuốc có vị đắng).
Ngoài ra, với trường hợp khó sinh nở thì dân gian cũng dùng 8 g hạt cây bóng nước, nấu lấy nước uống.
Công dụng của rễ
Ngoài lá, hoa và hạt thì rễ cây bóng nước cũng được dân gian dùng làm thuốc với nhiều công dụng như: làm thông kinh nguyệt, giúp máu huyết lưu thông (hoạt huyết), tiêu thũng, điều trị phong thấp, gân cốt đau buốt và đau yết hầu (tức chứng yết hầu cốt ngạnh).
Cách dùng và liều lượng
- Cây Bông móng tay có thể dùng khô hoặc tươi đều được, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.
- Liều lượng khuyến cáo: 4 – 12 g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc kết hợp
Với trường hợp vô kinh, bế kinh, tụ hòn cục (bọc máu) trong bụng…, dân gian có nhiều cách điều trị từ cây này như:
- Cách 1: nấu lấy nước uống từ 6 – 12 g hoa bóng nước (nếu không dùng hoa thì dùng 4 – 6 g hạt hoặc 12 – 20 g toàn cây).
- Cách 2: dùng 6 g bóng nước cùng 6 g nga truật, 30 g ích mẫu và 6 g tam lăng, tất cả nấu lấy nước uống.
Phân biệt với cây bóng nước Trung Quốc
Cây bóng nước được nói đến trong bài viết này là loại có hoa màu trắng, đỏ hoặc hồng (ba màu phổ biến được dùng làm thuốc), khác với cây bóng nước hoa vàng (Impatiens claviger) chỉ dùng lá làm thuốc điều trị nhiệt sang (lở do nắng nóng).
Ngoài ra, cũng cần phân biệt với cây bóng nước Trung Quốc (hay còn gọi là cây phượng tiên Trung Quốc, có tên khoa học là Impatiens chinensis). Cây này thường được dùng đắp ngoài da khi bị bỏng lửa và ung sang thũng độc.
Xem thêm các bài viết về Sức khỏe tại đây.
Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng cây bóng nước
- Phụ nữ có thai không được sử dụng cây bóng nước.
- Không được sử dụng cùng với các loại thuốc chống đông máu khác.
- Sử dụng thường xuyên với một lượng lớn cây Nắc nẻ có thể gây nguy hiểm. Bởi vì cây chứa nhiều nguyên tố hóa học và khoáng chất, sử dụng liên tục có thể gây khó hấp thu.
- Cây tươi chứa độc tố nhưng khi đun chín hoặc sấy khô thì chất độc bị tiêu hủy.
Ngoài ra, những một số đối tượng nên thận trọng khi sử dụng cây bóng nước bao gồm:
- Bệnh thấp khớp, viêm khớp.
- Bệnh thống phong.
- Sỏi thận.
Bông móng tay là dược liệu có nhiều công dụng chữa và phong ngừa nhiều bệnh lý. Ty nhiên, dược liệu có chứa độc tố do đó khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.