Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh của cây dây chiều

Tứ giác leo hay còn được nhiều người biết đến với cái tên dây chiều, chặc chìu, hoặc tích diệp đằng, chong co, dạt lồng nhây. Theo đông y, dây chiều này có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, thu liễm, hoặc chữa phụ nữ tích huyết, báng máu. Cây có tên khoa học là Tetracera scandens (L.) Merr. cây thuộc họ Sổ – Dilleniaceae. Cây tứ giác leo còn có nhiều công dụng đáng kể cho sức khỏe của người bệnh mà được Đông y thường xuyên sử dụng. Cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ về cây dây chiều này hơn nhé.

Dây chiều (tứ giác leo) là cây gì?

Dây chiều có tên khoa học là Tetracera scandens và là loại dây mọc trườn, cành mềm, thân dây màu nâu (ở các cành non có thể có lông nhám và lá cây cũng rất nhám, mép lá có dạng răng cưa).

Dây chiều (tứ giác leo) là cây gì?

Dây chiều thuộc loại dây trườn có thân màu nâu, cành mềm dài. Cành non được phủ một lớp lông nhám và tẩm silic (SiO2). Lá có phiến hình bầu dục, mọc so le và không dài hơn 10cm. Lá cũng rất nháp, ngoài mép còn có khía răng.

Chuỳ hoa to, mọc ở nách lá hay ngoài ngọn cành. Hoa có cánh màu trắng và có 5 lá đài. Hoa mau rụng, có nhiều nhị và bầu 1 lá noãn, cây ra hoa vào tháng 5 – 8. Quả đại được phủ lông và chứa 1 – 2 hạt. ( không copy dưới mọi hình thức).

Cây thường mọc ở các rừng tu bổ, các đồi ven rừng và ven suối khắp nước ta. Rễ và dây được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Người ta thường thu hái rễ quanh năm. Sau khi thu hái về, đem rửa sạch, rồi thái nhỏ. Có thể dùng tươi, hay phơi khô, tẩm rượu sao vàng. Theo các nhà khoa học thì trong tứ giác leo chứa: azaleatin, isorhamnetin, rhamnetin và rhamnocitrin. Theo đông y, tứ giác leo có vị chua chát và tính bình.

Công dụng làm thuốc của cây dây chiều

Có tác dụng chữa phụ nữ tích huyết, u xơ hay gan lách sưng cứng. Chữa nam di tinh, báng máu, nữ bạch đới, phong thấp. Trị gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau, chữa kiết lỵ, đau bụng. Chữa lở loét chảy nước vàng, đi ngoài ra máu.

Chữa tắc kinh, đau mắt, chữa rắn cắn, bệnh lao và ho ra máu. Điều trị mụn nhọt, các vết bỏng nhẹ, tưa lưỡi và chữa các chứng phù do gan thận. Giúp điều hòa kinh nguyệt, đau dạ dày, viêm ruột và ghẻ lở, lang ben.

Theo y học cổ truyền, dây chiều có vị chua chát, tính bình. Ở một số nơi trên thế giới, nó được biết đến là vị thuốc giúp lọc máu và nước nấu từ gỗ còn thúc đổ mồ hôi.

Công dụng làm thuốc của cây dây chiều

Nhìn chung, dây hoặc rễ cây còn được dùng với các công dụng như:

  • Điều trị tê thấp.
  • Làm tan máu ứ.
  • Điều trị bạch đới.
  • Điều trị phù thũng.
  • Điều trị chứng gan lách sưng to.

Cách dùng: Mỗi ngày lấy từ 8 – 16 g rễ (hoặc 10 – 30 g dây), nấu lấy nước uống (nên kết hợp với các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả cao hơn).

Các bài thuốc kết hợp

Điều trị phong thấp, gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau

Dùng dây chiều, tổ rồng, tầm xuân, huyết giác, dây đau xương, cỏ xước hay ngưu tất, kim cang, dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm) sao vàng, mỗi loại 15 – 20g. Đem tất cả đi sắc nước uống trong ngày.

Điều trị chứng tích huyết (ở phụ nữ), gan lách sưng cứng và u xơ

  • Chuẩn bị: 20 g u chạc chiều (tức phần gốc của cây – lấy những đoạn có u), 20 g ngải máu, 12 g hồi và 12 g xạ can.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày.

Điều trị di tinh ở nam giới, bạch đới ở nữ giới

  • Chuẩn bị: 20 g dây chiều, 20 g cẩu tích, 20 g rễ cây bươm bướm và 20 g bạc sau.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *