Cùng con phòng ngừa bệnh hen phế quản

Hen phế quản – bệnh lý hô hấp mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng chiếm tỉ lệ khá cao. Với trẻ bị mắc hen suyễn thường xuyên phải chịu những cơn hen phế quản cấp tính, thậm chí phải nghỉ học để điều trị. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cần được bố mẹ lưu tâm hơn. Để làm tốt điều đó, tìm ra các cách phòng chống cho trẻ là điều rất cần thiết. Nhằm giúp trẻ có được sức khỏe tốt để học tập và phát triển. Các bậc phụ huynh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các biện pháp phòng chống hen suyễn ở dưới nhé.

Tìm hiểu về hen phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) là căn bệnh liên quan tới đường hô hấp. Tình trạng viêm khiến đường hô hấp co thắt lại, không khí khó lưu thông vào phổi khiến trẻ khó thở, ho hen. Trên thực tế số lượng người bị hen suyễn rất cao.

Hen suyễn ở trẻ em

Nguyên nhân gây hen suyễn ở từng đối tượng cũng khác nhau. Chủ yếu là từ yếu tố môi trường thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ bị cảm, ho lâu ngày dẫn tới hen suyễn.  Bên cạnh đó, khi thay đổi thời tiết, hoạt động gắng sức, khói thuốc, bụi… là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Gây kích ứng phế quản, làm cho lòng phế quản vốn đã bị sưng hẹp nay càng chít hẹp hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tới 60% hen phế quản ở trẻ nhỏ là do dị ứng hoặc sốt gây ra. Hoặc do tiền sử, di truyền gia đình của trẻ có người bị hen suyễn.

Triệu chứng của hen phế quản

Triệu chứng dễ thấy là khò khè, ho có đờm, khó thở tái đi tái lại, có khi biến mất tạm thời rồi bị lại (thành đợt). Trẻ có thể có một hoặc tất cả các triệu chứng trên. Khó chẩn đoán nhất và dễ nhầm nhất là trong trường hợp trẻ chỉ bị ho. Khi trẻ bị các triệu chứng trên lặp đi lặp lại, thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến với bác sĩ nhi chuyên khoa hô hấp để điều trị kịp thời. Trẻ còn nhỏ, nhiều cháu chưa biết nói nên khi bị khó thở, chỉ biết khóc, quấy. Nếu trong đợt cấp cứu mà trẻ không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Nếu không tuân thủ điều trị đều đặn và đúng cách, để lâu dài sẽ gây tắc nghẽn đường dẫn khí cố định (không gỡ ra được nữa). Làm giảm khả năng hoạt động (gây khó thở kinh niên). Phòng tránh kịp thời sẽ giúp trẻ ít bị lên cơn hen, có giấc ngủ bình yên, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cách phòng ngừa bệnh cho trẻ

Với một số thông tin trên giúp chúng ta hiểu được sự nguy hiểm của căn bệnh này. Vì vậy, chúng ta cần tránh xa các nguyên nhân khởi phát cơn hen. Dưới đây là một số cách phòng ngừa giúp trẻ tránh được hen suyễn.

trẻ nên tránh tiếp xúc với khói thuốc

Tránh khói thuốc, bụi, phấn hoa, các loại mùi, nấm mốc, thú nuôi có lông…, gián và các chất tiết của gián; các côn trùng khác trên giường, gối,…

Trẻ em vốn có cơ địa yếu nên các bậc phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, tránh hoạt động gắng sức hoặc xúc động mạnh.

Tránh dùng thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt mũi, côn trùng.

Về chế độ dinh dưỡng, trẻ nhỏ cần một chế độ ăn phù hợp cho sự phát triển cơ thể. Do đó chỉ kiêng cữ đúng thức ăn có thể gây dị ứng cho chính trẻ.

Gia đình nên vệ sinh nhà cửa, lau chùi nhà 1 lần/ngày, tránh bụi; chăn, chiếu nên giặt nước sôi hoặc phơi nắng 1 lần/tuần và dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Cân nhắc ngưng các thuốc nghi ngờ làm khởi phát cơn hen. Ví dụ kháng viêm không steroid, ức chế beta, aspirin. Tuỳ theo đánh giá lợi ích-nguy cơ trong từng trường hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *