Các mẹ cùng tìm hiểu một số cách phòng chống viêm tai giữa ở trẻ

Việc phát hiện bệnh ở trẻ thường là vấn đề lớn của bố mẹ. Bởi với những trẻ còn quá nhỏ thì chưa thể biết nói đau để người lớn giải quyết kịp thời. Vì vậy, các mẹ cần phải có biện pháp phòng chống bệnh càng sớm càng tốt. Viêm tai giữa là một trong những bệnh khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không phòng tránh tốt sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Thậm chí dẫn đến một số hậu quả khó lường. Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm để bảo vệ trẻ khỏi viêm tai giữa. Hi vọng các mẹ sẽ không còn áp lực khi chăm sóc con.

Tìm hiểu viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa xảy ra khi toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ) bị viêm. Khi nhiễm bệnh, trong hòm nhĩ của trẻ sẽ có dịch, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc vào những thời điểm thời tiết giao mùa.

Viêm tai giữa ở trẻ

Có 2 thể viêm tai giữa ở trẻ em:

Viêm tai giữa cấp tính: Là tình trạng bệnh xảy ra đột ngột và gây ra hiện tượng đau tai do tai giữa bị viêm hoặc nhiễm trùng. Trường hợp không được xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm tai giữa có mủ. Thậm chí là gây mất thính lực và còn ảnh hưởng đến mũi.

Viêm tai giữa mạn tính: Xảy ra khi những đợt viêm tai cấp tính chưa được điều trị dứt điểm. Tình trạng niêm mạc bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng và có thể gây chảy mủ trong tai.

Khái niệm viêm tai giữa cấp phổ biến ở trẻ

Viêm tai giữa cấp tính là nhiễm trùng không gian chứa không khí phía sau màng nhĩ. Và là nơi chứa các xương con nhỏ giúp dẫn truyền âm thanh của tai. Giống như bước vào nhà, cổng là ống tai ngoài, màng nhĩ là cửa chính. Phần còn lại phòng khách là tai giữa – viêm ở cái phòng khách ấy. Có ba con vi khuẩn chủ yếu gây viêm tai. Lần lượt là: Phế cầu, Hib (“híp” nằm trong mũi 5 in1) và Moraxella catarrhalis tổng số chiếm tới khoảng 69-90%.

Khi bé đang ho, sổ mũi rất có thể bé có biến chứng viêm tai giữa cấp khi đột nhiên thấy bé sốt, quấy khóc nhiều. Hoặc thậm chí kêu đau tai, một số bé nhỏ có thể bú ít hơn. Quấy khóc khi tay mẹ tì vào bên tai đau hoặc sờ gãi tai nhiều, nôn, ỉa lỏng … Sốt ít các bé không cảm giác đau nhiều, ít quấy thường chỉ phát hiện khi thấy tai chảy mủ cần cho trẻ khi khám sớm để điều trị.

Đối tượng có nguy cơ cao với viêm tai giữa cấp

Trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là 6-24 tháng dễ bị VTG vì “ống vòi nhĩ” ngắn và nằm ngang hơn. Vi khuẩn và dịch dễ đi ngược lên tai giữa mà gây bệnh. Hơn nữa miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Một số bé được “di truyền” cái “vòi nhĩ” ngắn và ngang từ cha mẹ thì bị khá sớm. (Vòi tai là ống thông giữa tai giữa và họng, cũng như cái cầu thang nối giữa tầng 2 là tai giữa và tầng 1 là hầu họng vậy).

trẻ em có nguy cơ cao với viêm tai giữa

Gia đình có nhiều trẻ, hoặc mới đi lớp rất hay ốm. Bởi lẽ dễ bị lây nhiễm từ trẻ khác, chưa kịp khỏi “cảm cúm” do con vi trùng A đã lại nhiễm phải vi trùng B từ trẻ khác.

Trẻ bú sữa công thức qua bình. Đặc biệt tư thế nằm ngửa có xu hướng bệnh VTG hơn trẻ bú mẹ vốn có sẵn kháng thể hơn.

Thời tiết khắc nhiệt: Mùa lạnh bé dễ bị viêm mũi họng, kèm vệ sinh không tốt làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Trẻ viêm mũi dị ứng mùa lạnh cũng dễ tái bệnh nhiều mũi hơn khi không khí nhiều phấn hoa hoặc ẩm mốc…

Không khí ẩm mốc, hít phải khói thuốc lá. Môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ bị bệnh

Trẻ bệnh nền như V.A quá phát, Amydal quá phát, viêm mũi dị ứng, sứt môi, hở hàm ếch. Chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng “vòi nhĩ” dễ làm trẻ bị viêm tai giữa, các bé này cần được khám chuyên khoa để được tư vấn.

Biện pháp phòng tránh cho trẻ khỏi viêm tai giữa

Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng, trẻ em dễ mắc viêm tai giữa hơn người lớn vì cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy, cần phải phòng tránh cho trẻ càng sớm càng tốt với một số biện pháp sau:

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho bú cho đến 2 tuổi. Sữa mẹ sẵn có dinh dưỡng cân bằng và miễn dịch tự nhiên cho bé phát triển tốt và khả năng đề kháng tốt.

Tiêm chủng đầy đủ để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Lưu ý vắc xin phế cầu và 5in1 hay 6in1 giúp trẻ phòng được hai nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là HIb và phế cầu.

Gợi ý tư thế bú bình cho bé

Không nên cho bú bình ở tư thế nằm ngửa. Nên bú ở tư thể như đang bế ẵm hoặc tạo thành góc nghiêng ít nhất 30 độ. Và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong. Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm. Nhất là với bé từ 6 tháng trở lên, điều này làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

Giúp bé có môi trường không khí tốt, môi trường thoáng, sạch, tránh ẩm mốc. Tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá. Với bé cơ địa dị ứng, cần tránh tiếp xúc bụi, thú bông, các loại chăn lông, hay lông chó mèo…

Dinh dưỡng tốt giúp bé tăng miễn dịch, cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ, hải sản. Một số vi chất quan trọng giúp tăng miễn dịch như Vitamin D, sắt, kẽm… trẻ hay thiếu. Cần lưu ý bổ sung theo chỉ định bác sỹ.

Tránh xa các yếu tố làm tăng phơi nhiễm cho trẻ: không ôm hôn, không ho, hắt hơi vào trẻ… rửa tay sạch bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

Lí do trẻ thường mắc bệnh viêm tai giữa nhiều lần

Trẻ càng nhiều yếu tố nguy cơ kể ở phần trên càng hay bị bệnh!

Phát hiện bệnh muộn khiến bệnh trở nặng gây khó khăn trong chữa trị.

Không chăm sóc đúng cách, người bệnh sau điều trị không thăm khám theo dõi định kỳ theo đúng lịch dẫn đến điều trị không đúng cách.

Không tuân thủ số ngày điều trị, dùng liều không đúng. Tự ý dừng thuốc khi bệnh chưa ổn khiến bệnh không khỏi triệt để làm bệnh tái lại nhanh và điều trị khó khăn do kháng thuốc và mất đi thuốc lựa chọn tốt nhất!

Không lưu ý sinh hoạt phòng ngừa bệnh, không thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *