Đã có biện pháp, không cần e ngại với béo phì ở trẻ

Tại Việt Nam, bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng thì tỷ lệ trẻ béo phì cũng ngày càng tăng. Béo phì là một căn bệnh nguy hiểm, vấn đề thách thức của toàn cầu. Vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Không những vậy, béo phì thậm chí gây ảnh hưởng đến tâm lý, kết quả học tập của trẻ khi bị bạn bè trêu chọc. Các bố mẹ cần nhanh chóng điều chỉnh những thói quen hàng ngày để trẻ tránh bị béo phì. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sẽ giúp các bạn với giải pháp sau đây.

Tìm hiểu về bệnh béo phì

Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật trong cơ thể. Ví dụ như: Thoái hóa khớp, đau thắt lưng; bệnh hệ nội tiết và chuyển hóa có thể dẫn tới bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu; bệnh hệ tim mạch, hệ hô hấp. Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ tự ti do bạn bè chế giễu, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.

Đối với trẻ em, Tổ chức Y Tế Thế giới đề nghị đánh giá béo phì dựa vào chỉ số Cân Nặng/Chiều Cao hoặc chỉ số BMI theo từng độ tuổi khác nhau có bảng tra riêng. Do đó, để đánh giá đúng thừa cân béo phì ở trẻ em, cần khám với bác sĩ khi ta thấy trẻ có những diễn tiến gợi ý bằng mắt thường. Trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng dựa trên biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám sức khỏe, khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách…

vấn đề béo phì nghiêm trọng ở trẻ

Nguyên nhân: Trẻ bị thừa cân, béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể. Do đó năng lượng  dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức. Ngoài ra trẻ thừa cân, béo phì còn do các nguyên nhân khác như: Trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao; suy dinh dưỡng thấp còi; trẻ hay ăn vặt, thích ăn ngọt; do di truyền, do ngủ ít…

Cách phòng tránh béo phì cho trẻ từ  0 – 5 tuổi

Dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ trong thời gian có thai: Mức tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai của bà mẹ là 10-12 kg.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú sớm (trong vòng giờ đầu), bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú kéo dài cho đến khi trẻ được 24 tháng.

Chế độ ăn bổ sung hợp lý: Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm (khi trẻ tròn 6 tháng). Ăn đủ số bữa theo lứa tuổi, khẩu phần ăn cân đối, phối hợp nhiều nhóm thực phẩm.

Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt.

Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ qua các hoạt động như trượt trên cầu trượt, bập bênh, đu quay và các hoạt động ngoài trời.

Cách phòng tránh béo phì cho trẻ từ 6 – 19 tuổi

Bổ sung sữa (không đường) giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao. Không sử dụng thức ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu, mỡ.

khuyến khích trẻ vận động

Tăng cường hoạt động thể lực: Cần cho trẻ tham gia các hoạt động thể lực thường xuyên và phù hợp. Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ… hạn chế xem tivi, chơi điện tử.

Sử dụng muối i-ốt với một lượng ít dưới 4 gram/ngày. Không nên ăn mặn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn dành cho trẻ cần da dạng đảm bảo cung cấp đủ nguồn protein động vật và thực vật.

Trẻ cần được ngủ đủ: trung bình 8-10 giờ mỗi ngày.

Béo phì ở trẻ em có nguy cơ dẫn đến béo phì khi trưởng thành và rối loạn bệnh lý khác liên quan tới béo phì. Vì vậy, cần chủ động phòng tránh béo phì và tối ưu tiềm năng tăng trưởng chiều cao. Không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất, trí não mà còn tăng cường sức khỏe. Đặc biệt là phòng chống các bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành.

Hi vọng với các biện pháp trên sẽ giúp ích cho bố mẹ. Đảm bảo các bậc phụ huynh sẽ đồng hành và phát triển cùng con một cách khỏe mạnh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *