Dinh dưỡng cho trẻ 8 tuổi là đề tài mà các bậc phụ huynh quan tâm. Dù bé đã được 8 tuổi, và có thể tự ăn nhưng ăn sao cho đủ chất, khỏe mạnh thì vẫn cần người lớn chú ý. Bé tám tuổi tức là đang đi học tiểu học. Ở giai đoạn này cha mẹ cần trang bị cho con một sức khỏe thể chất và trí tuệ thật tốt. Có như vậy thì con mới đủ sức, sáng dạ để học hỏi, khám phá mọi điều xung quanh cuộc sống. Thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng mực con sẽ phát huy những khả năng của mình. Nào ba mẹ hãy cùng tìm hiểu về dinh dưỡng cho con độ tuổi này nhé!
Bé không còn phải chăm chút từng tí một như trước kia nữa. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc mẹ không cần quan tâm đến chế độ ăn cho trẻ. Mà ngược lại, dù đã được 8 tuổi thì mẹ vẫn nên chú ý đến thực đơn dinh dưỡng riêng cho trẻ nhé.
Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày trẻ cần có 1 phần trái cây, 4 phần rau củ, 1-2 phần sữa, 4 phần bánh mì, ngũ cốc hoặc cơm và 1 phần thịt cá.
Nguồn dinh dưỡng từ trái cây
Một khẩu phần gồm có 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận, kiwi, mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.
Nguồn dinh dưỡng từ rau củ quả
Theo đó thì một khẩu phần ăn của trẻ với củ quả sẽ bằng nửa củ: khoai lang, khoai tây hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cà rốt, cải bó xôi, bí đỏ đã qua chế biền…hoặc nửa chén đậu khô hay đóng hộp qua chế biến.
Nguồn dinh dưỡng bổ sung canxi
Các mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé từ sữa: một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc lát phô mai hay ¾ ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.
Nguồn dinh dưỡng từ ngũ cốc và cơm
Đối với trẻ 8 tuổi thì một khẩu phần gồm có 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, mì, nui hoặc nửa chén cháo hay 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 chén bông lan.
Nguồn dinh dưỡng từ chất đạm và chất béo
Các mẹ cũng nên bổ sung cho bé tất cả những nguồn chất đạm từ thịt, cá, trứng và đậu hạt. Mẹ có thể tham khảo cách chế biến theo công thức sau. Một khẩu phần gồm có 65g thị bò nạc, bê, heo, cừu đã được chế biến, nên ăn tối đa từ 455g hoặc 80g thịt nạc đã qua chế biến, hoặc 100g cá phi lê hoặc 170g đậu hũ, 2 quả trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hướng dương trong một tuần.
Tuy nhiên, các mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường, muối như bánh xốp, bánh quy, bánh ngọt và đồ chiên. Bởi nếu ăn nhiều cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của bé đâu nhé.
Khoáng chất
Cung cấp dưỡng chất như: canxi, vitamin D3, MK7 (vitamin K2) giúp phát triển và bảo vệ xương cũng là rất cần thiết đấy nhé.
Tăng cường hoạt động thể lực hàng ngày cho trẻ
Các loại nước nên dùng cho trẻ
Uống đủ nước hàng ngày: Trẻ 6-11 tuổi cần uống trung bình từ 1300ml-1500ml nước. Điều đó đồng ngĩa tương đương với 6-8 ly nước mỗi ngày. Như vậy sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và chuyển hóa tốt.
- Nước uống tốt nhất cho trẻ là nước sạch (đã được lọc và tiệt khuẩn) hoặc nước chín (đun sôi để nguội).
- Nước trái cây, sữa không bổ sung thêm đường, nước rau luộc và nước canh.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, mẹ nên chú ý những gì?
Thực đơn dinh dưỡng của trẻ khi trẻ đã được 8 tuổi là rất quan trọng. Tuy nhiên với thực đơn dinh dưỡng của trẻ khi bị suy dinh dưỡng lại còn quan trong hơn. Bởi hầu hết những trẻ suy dinh dưỡng đều rất biếng ăn. Vậy, khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì các mẹ sẽ cần có những lưu ý gì?
- Hãy giảng giải cho trẻ hiểu, khơi dậy sự tự nhận thức và hành động của trẻ.
- Khuyến khích con ăn thay vì ép buộc và đe dọa.
- Hãy lên lịch ăn cho bé vào những giờ nhất định trong ngày. Tuy dịu dàng với con nhưng phải kiên quyết. Tránh nuông chiều những thói quen không hay trong bữa ăn của trẻ. Ví dụ như vừa ăn vừa xem sách, vừa ăn vừa chơi điện tử,…
- Tuyệt đối không được để trẻ bỏ bữa, thay bữa chính bằng các món ăn phụ…
- Hãy tránh để trẻ ăn vặt, ăn hoặc uống các đồ ngọt trước bữa ăn chính.
- Các mẹ cũng cần phải phân biệt rõ các bữa ăn phụ không có nghĩa là ăn vặt. Thành phần các bữa ăn phụ có thể hết sức đa dạng. Tuy nhiên cần tránh các loại thức ăn hoặc thức uống có calori rỗng (đường, kẹo, nước ngọt…).
- Trong bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm thức ăn cơ bản: bột đường, đạm (cả động vật và thực vật), chất béo (dầu ăn, vừng, lạc…). Các loại rau, trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng.
- Đối với những trẻ nhỏ thường rất dễ bị các chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến ăn uống. Ví dụ như viêm hô hấp, viêm phế quản, tiêu chảy. Cho nên cần lưu ý giữ gìn sức khỏe để có thể phòng ngừa bệnh.