Một “đội shipper áo xanh” tình nguyện đặc biệt của đoàn thanh niên đã xuất hiện khi TP.Cần Thơ bắt đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đội “shipper áo xanh” này đồng nhất trang phục là màu áo xanh của Đoàn Thanh niên. Các bạn trẻ sẽ đảm nhiệm việc đi chợ và giao hàng miễn phí cho mọi người ở khu phong tỏa. “Đội shipper áo xanh” luôn cố gắng, nổ lực tìm kiếm và mua đủ các mặc hàng mà bà con tại khu phong tỏa đang rất cần. Các thanh viên sẽ phải đạt tiêu chuẩn về trang bị phòng chống dịch và tuân thủ quy định 5K.
“Đội shipper áo xanh” đi chợ và giao hàng giúp bà con tại khu phong toả
Đội shipper đi chợ giúp dân này là những đoàn viên thanh niên của Đoàn phường Cái Khế (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Đội hình này được thành lập ngay sau khi 83 hộ dân; với 453 nhân khẩu cư ngụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Cái Khế) tạm thời bị phong toả. “Các hộ gia đình đang tuân thủ việc cách ly tại chỗ Vì vậy họ không thể đi mua nhu yếu phẩm. Trong khi đó, ngành chức năng đã túc trực 24/7. Họ phải lo toan với biết bao công việc phòng chống dịch. Vậy là 21 chàng trai và cô gái trẻ của Đoàn phường đã hăng hái xung phong.
“Đội shipper áo xanh” đảm nhận việc đi chợ, giao đồ miễn phí đến tận nơi cho bà con ở đây”. anh Lại Phước Trường Thành, Bí thư Đoàn phường Cái Khế chia sẻ. Thành viên của đội gồm có sinh viên, giáo viên và người lao động tự do. Để trở thành “shipper áo xanh”, tất cả đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chung. Đó là luôn đeo găng tay y tế, khẩu trang, kính chống giọt bắn. Đặc biệt là mặc áo xanh Thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó phải tuân thủ nguyên tắc 5K phòng chống dịch Covid-19.
Các bạn trẻ cống hiến cho công cuộc phòng, chống dịch
Mỗi tuần 2 lần, các thành viên dùng xe máy cá nhân và tự đổ xăng. Sau đó rảo quanh các điểm bán hàng lớn nhỏ. Mục đích là tìm mua từng món vật phẩm mà bà con khu phong tỏa cần. Nhiều bạn trẻ cho biết người dân gửi mua nhiều nhất là lương thực, thực phẩm; thuốc uống, đồ dùng sinh hoạt cá nhân hàng ngày… Mỗi vật phẩm đều được gọi về báo giá để người dân mua tùy theo khả năng.
Khi đi chợ, các thành viên đều gọi điện báo giá cho người dân. Chính tay các bạn trẻ lựa chọn những bó rau, củ. Cũng như những thớ thịt tươi ngon nhất để bỏ vào giỏ mua hàng. Chị Lam Thị Thuý Vân, thành viên đội thanh niên tình nguyện, cho biết. Khi hết cách tìm vật phẩm thì chị nhắn tin vào nhóm Zalo nhờ đồng đội hỗ trợ. Hoặc tra Google tham khảo hay gọi điện về gia đình chỉ dẫn. “Ai cũng cố gắng để mua cho bằng được những sản phẩm người dân cần. Bởi lẽ mình còn có thể đi lại được khi cần thiết. Còn người dân khu phong tỏa thiếu hụt cục bộ lương thực nhưng không thể ra ngoài”, chị Vân nói.
“Chúng tôi chủ trương thành lập các đội tình nguyện đi chợ giúp dân. Nhằm để hỗ trợ mua những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của bà con. Ngoài ra, chúng tôi cũng chủ trương hỗ trợ cho những hộ bị ảnh hưởng do dịch”, chị Ngọc thanh viên của đội nói.
Những thành viên trong “đội shipper áo xanh” luôn sẵn sàng giúp đỡ
Đội shipper không chuyên nghiệp, không thành thục đường đi các điểm bán hàng nhưng rất nhiệt tình, xông xáo. Nhận phiếu hơn 10 món hàng cần mua, chị Trần Thị Mỹ Duyên chạy đôn chạy đáo từ chợ bình ổn giá sang cửa hàng tiện ích (Q.Ninh Kiều) rồi di chuyển đến Trung tâm thương mại Go (Q.Cái Răng). Các mặt hàng gần đủ, chỉ còn loại thịt, cá tươi sống theo yêu cầu là chưa mua được. Chị Duyên cho hay: “Những thứ mua được sẽ gửi ngay cho bà con chuẩn bị kịp bữa cơm chiều. Sáng mai mình quay lại siêu thị sớm, xếp hàng để mua bổ sung vật phẩm còn thiếu cho họ”.
Chiếc áo xanh lấm tấm mồ hôi sau khi chạy xe hơn 5 km từ đông sang tây trong nắng chiều hanh nóng đến các điểm mua hàng, Thạch Kim Ngân vui vẻ nói: “Chúng em mong bà con khu phong tỏa không còn lo lắng về chuyện chợ búa, yên tâm tập trung vào công tác phòng dịch. Ngoài ra, việc làm nhỏ này hy vọng sẽ ‘góp gió thành bão’, hiệp sức cùng chính quyền, ngành chức năng và người dân TP.Cần Thơ khống chế, chiến thắng đại dịch Covid-19”. Khi bà con có nhu cầu mua hàng hóa sẽ ghi ra giấy kèm theo tiền để trước cổng nhà. Các bạn thanh niên sẽ trực tiếp đến nhận và đi mua hàng hóa giúp cho người dân. Sau đó mang về để trước cổng cho người dân ra lấy vào sử dụng.