Mẹ bầu ốm nghén – Cách chuẩn bị thực phẩm và mẹo ăn uống

Phụ nữ khi mang thai sẽ gặp nhiều triệu chứng và các biểu hiện sinh lý thường gặp. Trong đó ốm nghén là mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn và hầu hết mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, ốm nghén có thể sẽ diễn ra dài hơn và có thể sẽ gặp điều này trong suốt thời kỳ mang thai. Vậy các mẹ đã biết khi ốm nghén cần ăn, uống gì để giảm bớt khó chịu nhưng vẫn bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi. Điểm tin dinh dưỡng cho mẹ bầu hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những gợi ý để mẹ bầu có thể tham khảo và quá trình mang thai của mẹ và bé tốt hơn.

Triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ khi mang thai

Ốm nghén là triệu chứng hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải khi mang thai. Biểu hiện ốm nghén thường thấy đó là: đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì. Ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.

Thông thường, tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Nhưng cũng có không ít chị em phải chịu đựng cơn nghén này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén ở mỗi mẹ bầu cũng rất khác nhau. Có người nghén nặng, có người chỉ nghén thoáng qua một vài lần.

Triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ khi mang thai

Mẹ bầu cần chú ý những gì khi mua sắm thực phẩm?

Trên thị trường hiện nay có vô số các loại thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu khiến cho các mẹ mang thai gặp khó khăn trong việc xác định đâu mới là sản phẩm tốt nhất cho bé con trong bụng. Nếu mẹ rơi vào trường hợp như thế thì đây là một chỉ dẫn đơn giản cho mẹ để có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhằm đảm bảo sức khoẻ cho mình và bé. Đầu tiên là thông tin dinh dưỡng như hàm lượng chất béo, chất đường, chất xơ cũng như giá trị dinh dưỡng (%) được in trên bao bì sản phẩm.

Khi chọn lựa thực phẩm, mẹ bầu hãy ưu tiên những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu các dưỡng chất như chất xơ, Vitamin A và Vitamin C, Canxi, sắt, và hạn chế những thực phẩm có nhiều chất béo, cholesterol, natri… Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và đau tim, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu khoẻ mạnh và thai nhi phát triển tốt cho đến khi chào đời.

Mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau với thực phẩm mua về?

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Đối với những thực phẩm tươi sống như gia cầm, thịt và hải sản thì không nên để chung với các loại rau, củ quả và trái cây, mà cần đóng gói thật kỹ lưỡng rồi cất vào ngăn đá của tủ lạnh để tránh chúng bị chảy nước.

Luôn giữ tay sạch sẽ

Rửa tay bằng nước ấm với xà phòng ít nhất là 20 giây trước khi nấu nướng. Bên cạnh đó, sau khi chế biến các thực phẩm như thịt sống, trứng và gia cầm, hoặc lui đến những nơi công cộng. Mẹ bầu cũng cần lưu ý rửa tay thật sạch sẽ.

Nấu kỹ

Trong quá trình nấu nướng, mẹ bầu cần nấu kỹ các món ăn. Ví dụ như luộc trứng thì cần để trong nước đang đun sôi ít nhất 3 phút. Lưu ý phải chọn trứng trước khi luộc để tránh dùng phải những trứng đã bị hư, thối hoặc vỡ.

Nấu kỹ

Vệ sinh cẩn thận các đồ dùng nấu nướng

Một vài lưu ý nhỏ mà mẹ bầu có thể vô tình bỏ qua; đó là rửa lại các đồ dùng như chén dĩa và thớt sau mỗi lần sử dụng. Đặc biệt là khi chúng đã tiếp xúc qua trứng sống, hải sản hoặc gia cầm.

Cách tốt nhất là dùng một chiếc thớt riêng để chế biến những thực phẩm tươi sống đó. Ngoài ra, việc làm sạch bề mặt bếp sau khi chế biến thức ăn và lau rửa tủ lạnh thường xuyên; với nước nóng pha xà phòng cũng quan trọng không kém.

Để giảm tình trạng buồn nôn khi ốm nghén, mẹ bầu nên ăn uống gì?

Ốm nghén khi mang thai là triệu chứng thường xảy ra với các mẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ. Chính vì vậy những cách ăn uống để cải thiện tình trạng buồn nôn; khi ốm nghén là điều mà mọi mẹ bầu cần biết. Hãy cùng áp dụng những mẹo nhỏ sau mẹ nhé:

  • Chia nhỏ bữa ăn (6-8 bữa/ngày): Điều này sẽ giúp mẹ giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai thay vì 3 bữa ăn chính mỗi ngày.
  • Hạn chế các món ăn chiên và nhiều chất béo
  • Chuẩn bị một ít bánh quy giòn (có vị gừng) để nhâm nhi mỗi buổi sáng hoặc bất cứ lúc nào Mẹ thấy buồn nôn. Gừng rất “lợi hại” trong việc ngăn chặn cơn buồn nôn kéo đến đấy Mẹ.
  • Cuối cùng mẹ bầu hãy cố gắng uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây mẹ nhé. Hy vọng với những cách đơn giản trên, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *